Tổng quan Hình tượng con voi trong văn hóa

Voi đã thuần hóa là con vật nuôi có ích và rất thân thiện với con người. Từ hàng nghìn năm nay, những con voi đã được thuần hóa để làm những công việc như kéo gỗ, kéo cày, kéo cây và để biểu diễn trong các lễ hội. Voi là động vật thông minh nên có thể học và ghi nhớ rất nhanh các kỹ năng đơn giản. Người dân vùng Đông Á thường dùng voi để kéo các cây gỗ lớn mà xe ủi hoặc xe kéo không làm được. Người châu Á cũng dùng voi để làm loài vật chiến đấu (voi trận) như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia...... Người Việt từ lâu đã biết sử dụng voi phục vụ cho đời sống, đặc biệt là trong việc quân sự. Từ người Việt, Chăm, Khơme cho đến các tộc người ở Tây Nguyên đều có nhiều huyền thoại, truyện cổ về loài voi.

Voi đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Chúng xuất hiện trong các câu truyện thần thoại ở JatakaPanchatantra. Trong tôn giáo, chúng có vai trò thiêng liêng và nhiều đền thờ có thờ các tượng voi. Trong đạo Hindu, đầu của thần Ganesha là một chiếc đầu voi. Chúng được trang điểm đẹp đẽ để sử dụng trong các đám rước lớn ở Kerala. Trước đây chúng cũng được sử dụng trong chiến tranh như những đội tượng binh ở Ấn Độ, Việt Nam v.v. Voi còn là biểu tượng quốc gia, là linh vật (quốc thú) của Lào (còn gọi là Vạn Tượng hay đất nước Triệu voi)[1] là hình tượng nghệ thuật phổ biến và đặc trưng của hai quốc gia Lào và Thái Lan.

Voi trắng (còn gọi là voi bạch tạng) là một dạng voi hiếm, nhưng không phải là một loài riêng biệt. Đối với một số vương quốc ở Đông Nam Á như Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, sở hữu một con voi trắng là điềm vương triều đang hùng mạnh, vương quốc thái bình thịnh vượng. Voi trắng có liên hệ với vũ trụ quan Hindu, núi Indra, vua của các vị thần Vedic là Ảiravata, là một con voi trắng. Voi trắng cũng có liên hệ phức tạp với vũ trụ quan Phật giáo, ngọn núi của Sakka (vị thần Phật giáo và người cai trị thiên đường Tavatimsa) là một con voi trắng ba đầu có tên Airavata. Voi bạch tạng có trong tự nhiên và thường có màu hơi nâu đỏ hay hồng. Trong văn hóa các nước nói tiếng Anh, voi trắng ám chỉ tài sản mà chi phí duy trì vượt quá giá trị mang lại. Quan niệm này xuất phát từ câu chuyện các vị vua Thái Lan tặng voi trắng cho các quan bị thất sủng. Món quà mang ý nghĩa tốt đẹp nhưng cũng là lời nguyền rủa vì người nhận phải chăm sóc một con vật rất tốn kém mà không được phép cho đi hay sử dụng vào việc gì.

Voi trắng đã được tôn kính trong nhiều thế kỷ ở các nước Đông Nam Á như Miến Điện, Thái Lan và Lào. Những con voi có màu sắc đặc biệt này được xem là dấu hiệu thiêng liêng của sự may mắn, bình an và sự giàu có trong Phật giáo Miến Điện, con voi trắng được giữ bởi những người đứng đầu và được coi là biểu tượng của quyền lực hoàng gia và sự thịnh vượng. Nhiều người ở Miến Điện vẫn tin rằng con voi trắng chỉ xuất hiện ở những nơi mà việc thực hành Phật giáo phát triển và nhà cầm quyền quản lý công bằng[2].

Voi chiến được sử dụng đầu tiên ở Ấn Độ, sau phép dùng voi chiến lan sang vùng Đông Nam ÁTrung Đông tới tận Địa Trung Hải. Ở phương Đông đến thế kỷ XIX khi súng đại bác xuất hiện thì voi chiến mới bị vô hiệu hóa. Loài voi từ đó chủ yếu chỉ dùng làm phương tiện chuyên chở, kéo gỗ v.v. Trong những bài tán trong kinh Vệ Đà thời văn minh Ấn Độ cổ đại có niên đại vào khoảng một ngàn đến hai ngàn năm TCN có nhắc đến voi dùng là phương tiện vận chuyển. Trong đó có chuyện về Indra và con voi thần màu trắng, Airavata.[3] Tập truyện Mahabharata, có niên đại khoảng thế kỷ VIII TCN,[4]Ramayana (thế kỷ thứ IV TCN) cũng ghi rằng voi được con người nuôi và dùng làm con vật chuyên chở nhưng không ghi gì về tượng binh hoặc việc dùng voi trong chiến trận.[5] Thời kỳ cổ đại, văn minh Ấn Độ đề cao giá trị của loài voi trong chiến tranh. Họ ví rằng "Quân đội mà không có tượng binh thật đáng coi thường, khác gì rừng không có sư tử, nước không có vua, hay lòng can đảm mà đánh bằng tay không".

Voi giày cũng là một hình phạt có từ hàng ngàn năm ở các quốc gia Nam ÁĐông Nam Á, đặc biệt tại Ấn Độ. Voi được sử dụng là voi châu Á được huấn luyện thuần thục. Hình phạt này áp dụng cho các tử tội, thường là phạm tội nặng với triều đình hoặc được sử dụng như một cách thức trả thù của vua đối với những người ủng hộ phe chống lại vua. Nạn nhân bị hành quyết thường bị voi dùng chân dẫm lên cơ thể, dùng vòi cuốn đưa lên cao và quật xuống đất. Người ta có thể điều khiển voi làm cho nạn nhân chết nhanh hoặc chết từ từ để hành hạ. Không chỉ có các nước châu Á áp dụng hình phạt này, La MãCarthage cũng áp dụng nó, nhưng là áp dụng cho việc xử tử đồng loạt một số đông tù nhân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình tượng con voi trong văn hóa http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/khac-sau-... http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2005/9/162... http://taichinhcujut.daknong.gov.vn/index.php?lang... https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5... http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_it... http://bestiary.ca/etexts/druce1919-2/druce%20-%20... http://books.google.com/books?id=9TwhfvU08UcC&lpg=... http://www.hinduwebsite.com/hinduism/vedicgods.asp... http://thvl.vn/?p=403693 http://danviet.vn/khoa-hoc/chu-voi-den-lac-dan-tha...